TẬP HUẤN AN TOÀN LAO ĐỘNG

TẬP HUẤN AN TOÀN LAO ĐỘNG

07/06/2023

1. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là gì?

 

 

Điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

                                         Hình ảnh minh họa


     Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là một trong những phương thức giúp nâng cao hiểu biết cho người lao động, người sử dụng lao động về đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động, từ đó có thể giảm thiểu các rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp, cơ sở.

• An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. An toàn lao động không tốt sẽ gây tai nạn lao động.

• Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. Vệ sinh lao động không tốt sẽ gây ra bệnh nghề nghiệp.

2. Tại sao cần phải huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động?

Mục đích:

• Bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động.

• Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh do tác động nghề nghiệp.

• Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động.

Nhà nước quy định:

- Công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại: Điểm b, Khoản 2, Điều 7 Luật 84/2015/QH13 Về An toàn, vệ sinh lao động như sau:

"Điều 7. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động

2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:

a) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;"

"Phạt tiền người sử dụng lao động không tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề đúng theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người.

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người trở lên.

- Từ ngày 15/04/2018, Nghị định 28/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 01/03/2020 chính thức có hiệu lực, thay thế cho Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người Việt Nam đi làm việc nước ngoài.

Theo đó, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau:

"Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với tổ chức hoạt động huấn luyện không huấn luyện mà nhận kết quả huấn luyện theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người tTại sao cần phải huấn luyện an toàn lao động - Viendaotao.vn

                                        Hình ảnh minh họa

=> Chính vì vậy, việc tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động đối với các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và cấp thiết.

3. Các nhóm, đối tượng cần phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

 

Đối tượng huấn luyện atvslđ nhóm 4

                                              Hình ảnh minh họa

Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bao gồm:
a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bao gồm:
a) Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
Là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH
Nhóm 4: Người lao động làm việc không có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
Bao gồm người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
Nhóm 5: Người làm công tác y tế
Nhóm 6: An toàn, vệ sinh  theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn vệ sinh lao động.

4. Nội dung học và thời gian tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Chương trình, nội dung và thời gian huấn luyện thực hiện theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 140/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Công ty CP Khoa học kỹ thuật - huấn luyện và kiểm định Việt (Trung tâm Kiểm định an toàn và đo lường III là đơn vị trực thuộc Công ty CP Khoa học kỹ thuật - huấn luyện và kiểm định Việt)  được Cục An toàn lao động cấp giấy phép đủ điều kiện huấn luyện an toàn vệ sinh lao động hạng C tại Quyết định số 211/QĐ-LĐTBXH ngày 25/2/2019. Được cấp giấy chứng nhận hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động Số 10/2019/GCN ngày 25/2/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Theo đó, chúng tôi thường xuyên tổ chức, thực hiện công tác giảng dạy, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động các nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6 cho các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như vùng lân cận.

Quý khách hàng có nhu cầu về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động vui lòng liên hệ MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM để được tư vấn.

 

Bài viết khác

Đối Tác Khách Hàng

Các đối tác mà công ty chúng tôi đang hoạt động hiện nay trên thị trường